CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH

HATINH INDUSTRIAL DEVELOPMENT - CONSTRUCTION TRADING JOINT STOCK COMPANY

06-12-2014 - 07:33

Q & A Những điều cần biết về tu nghiệp sinh

Những điều cần biết hỏi và đáp về việc sử dụng lao động nước ngoài dưới dạng chế độ tu nghiệp sinh và thực tập sinh.

Những điều cần biết hỏi và đáp về việc sử dụng lao động nước ngoài dưới dạng chế độ tu nghiệp sinh và thực tập sinh.

(Q1) Như thế nào gọi là tu nghiệp sinh ?
A. Lao động một số nước đến làm việc tại Nhật Bản có thời hạn trên phương diện xuất khẩu lao động được phân ra hai giai đoạn, giai đoạn tu nghiệp và giai đoạn thực tập sinh đều nhằm mục đích học hỏi kinh nghiệp và kỹ thuật, nâng cao kiến thức làm việc tại các công ty tiếp nhận lớn, vừa và nhỏ. Đồng thời học hỏi tiếng nhật, kỹ thuật. kỷ cương kỷ luật và các điệu kiện chế độ…vv
 (Q2) Như thế nào gọi là Hiệp hội.?
A. Hiệp hội là một tổ hợp của các công ty tiếp nhận từ lớn vừa và nhỏ, là cầu nối giữa đối tác nước ngoài, đưa nhân lực lao động dưới dạng xuất khẩu lao động (tu nghiệp sinh) đến làm việc tại Nhật Bản, nhằm trợ giúp các công ty tiếp nhận an định nhân lực lao động và giảm thiểu được các phần kinh phí liên quan như việc đào tạo và lựa chọn nhân tài cho các xí nghiệp tiếp nhận.
(Q3) Tại sao hiệp hội lại hoạt động lĩnh vực tiếp nhận tu nghiệp sinh người nước ngoài?
A. Thường có 2 cách để các xí nghiệp có thể tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài. Phương thức 1 các xí nghiệp lớn có phân xưởng liên doanh tại các nước ngoài và đưa các xã viên làm tại phân xưởng sở tại sang xí nghiệp Nhật Bản làm việc , hoặc phương pháp 2 lai là thông qua hiệp hội làm trung gian tiếp nhận lao động nước ngoài và phái cử đến các xí nghiệp tiếp nhận làm việc, vì hiệp hội được phép đại diện tiếp nhận lao động từ nước ngoài vào.
(Q4) Như thế nào gọi là công ty xuất khẩu lao động ?
A.  Công ty xuất khẩu Việt Nam là một công ty được chính phủ cấp phép ban hành hoạt động về lĩnh vực xuất khẩu lao động đi các nước khác làm việc. Đồng thời công ty có nhiệm vụ liên lạc các xí nghiệp phái cử tại Việt Nam, tuyển tập các ứng sinh có kỳ vọng đi tu nghiệp, cũng như đảm nhiệm pháp nhân đối với người lao động trước khi xuất quốc làm các thủ tục liên quan và quản lý lao động trong suốt thời gian làm việc tại Nhật Bản từ cuộc sống sinh hoạt cho đến khi xẩy ra sự cố liên quan đến tu nghiệp sinh.
(5) Tuyển chọn phỏng vấn là sao?
A.  Khi các công ty quyết định tiếp nhận lao động thì thời gian sữ dụng sẽ là 3 năm , và kể từ năm thứ 2 trở đi là xã viên chính thức của công ty, nên khi sữ dụng lao động rất cần quý công ty trực tiếp tuyển chọn, ngay từ ban đầu ,để có xã viên như ý.
(6) Đi tuyển lao động có vất vả không ?
A. Thời gian đến Việt Nam là khoảng 5 tiếng 30 phút, buổi sáng xuất phát từ Narita thì khoảng quá buổi trưa đến Việt Nam. Thời gian Nhật Bản nhanh hơn Việt Nam 2 tiếng.
(7) Từ khi tuyển chọn như thế nào? Khoảng bao lâu sau thì sẽ đến Nhật Bản ?
A. Công ty xuất khẩu lao động tuyển chọn ứng sinh, hiệp hội và xí nghiệp đến tuyển chọn sau khi quyết định làm thủ tục xin nhập quốc, đồng thời cá nhân lao động học tiếng nhật. Thời gian học khoảng từ 4 đến 6 tháng, cũng có trường hợp cục xuất nhập cảnh không cấp phép nhập quốc cho lao động.
(8) Chế độ tu nghiệp sinh người nước ngoài như nào?
A. Chế độ tu nghiệp sinh thực tập sinh dành cho người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản
là được chính phủ Nhật Bản sáng lập cho các hiệp hội hoạt động nhằm mục đích giao lưu quốc tế và cống hiến quốc tế, truyền bá khoa học kỹ thuật và kỹ năng kinh nghiệm từ người nhật sang tu nghiệp sinh, những kiến thức học được mang về truyền bá cho đất nước.
Thời gian Tu nghiệp sinh là 1 năm, có qua một kỳ thi kỹ năng. Nếu kết quả tốt thì đựơc sở lao động cấp giấy chứng nhận để chuyển sang thời gian thực tâp.thời gian thực tập là 2 năm (tổng thời gian không quá 3 năm).
(9) Những xí nghiệp như thế nào thì được tiếp nhận tu nghiệp sinh.
A.  Các xí nghiệp lớn, vừa và nhỏ đều được phép tiếp nhận tu nghiệp sinh, xí nghiệp nhỏ có dưới 10 xã viên cũng tiếp nhận được.
(10) Công việc gì cũng tiếp nhận tu nghiệp được 3 năm?
A. Theo quy định của tổ chức quốc tế JITCO thì chỉ trong phạm vi 65 ngành nghề và 114 công việc được phép tiếp nhận tu nghiệp sinh
(11) Tu nghiệp sinh là mấy năm? Và thực tập sinh mấy năm ?
A.  Thời gian Tu nghiệp sinh là 1 năm. Cuối thời gian tu nghiệp phải thi chuyển gia đoạn, nếu đậu thì chuyển sang thực tâp sinh ký hợp đồng lao động với xí nghiệp và trở thành nhân viên chính thức của xí nghiệp với thời gian là 2 năm (tổng là 3 năm).
 (12) Những xí nghiệp nhỏ có tiếp nhận được không?
A.  Xí nghiệp nhỏ có khoảng 3 người trở lên là có thể tiếp nhận được tu nghiệp sinh.
Mỗi năm tiếp nhận được 3 tu nghiệp sinh trong vòng 3 năm sẽ có 9 người tu nghiệp sinh và thực tập sinh.
(13)Sử dụng lao động trái phép.
A.trường hơp sử dụng lao động bất hợp pháp nếu công ty pháp quyền phát hiện sẽ bị xử phạt rất nặng về sự vi phạm sử dụng lao động trái phép. Vậy nên chế độ tu nghiệp sinh nhằm tránh tình trạng sử dụng lao động bất hợp pháp và đồng thời giảm thiểu kinh phí.
(14) Những nghề nghiệp nào thì tiếp nhận được tu nghiệp sinh.
A.Dựa vào danh mục của nghề nghiệp cho phép của tập đoàn tu nghiệp sinh quốc tế JITCO đã ghi rõ từng danh mục nghề nghiệp .
(Q15) Các thủ tục liên quan đến lộ trình tiếp nhận tu nghiệp sinh như thế nào ?
A.  Các thủ tục liên quan đến lộ trình tu nghiệp sẽ có hiệp hội đại diện làm các thủ tục liên quan, trình cục xuất nhập cảnh, bộ ngoại giao để xin thị thực visa cho tu nghiệp sinh. Xí nghiệp tiếp nhận không phải làm mà chỉ cung cấp những giấy tờ cần thiết khi liên quan đến hồ sơ tiếp nhận và công nhận là nhân viên xí nghiệp nói chung.
(16) Tu nghiệp sinh có biết tiếng nhật không ? Hiểu được mức độ như nào ?
A. Trước lúc đến nhật các tu nghiệp sinh được công ty xuất khẩu lao động tại Việt Nam đào tạo trong khoảng 4 tháng kể từ khi trúng tuyển tương đương với 160 giờ, đủ khả năng giao tiếp trong công việc và cuộc sống thường ngày. Ngoài ra những từ chuyên ngành liên quan đến công việc của mỗi xí nghiệp thì sau khi đến Nhật Bản được giáo dục định hướng và học tiếng nhật 30 ngày tại hiệp hội.
 (Q17) Thời gian làm việc của tu nghiệp sinh?
A.  Thời gian tu nghiệp năm đầu là một ngày 8 tiếng, một tuần 40 tiếng, 5 ngày một tuần, thời gian tu nghiệp không đựơc phép làm thêm ngoài giờ. Từ năm thứ 2 trở đi
theo chế độ bình thường như một công dân Nhật Bản, điều kiện quy định pháp luật, quy định của công ty và có thể làm thêm ngoài giờ.
(Q18) Tiền trợ cấp chế độ tu nghiệp là bao nhiêu?
A.Năm đầu trợ cấp tu nghiệp là 64000 yên/ tháng để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt giống như một người nhật bình thường. Năm thứ 2 được tính phương thức tương tự như một nhân viên công ty.
(Q19) Trước khi tiếp nhận tu nghiệp sinh xí nghiệp phải chuẩn bị những gì?
A. Xí nghiệp phải chuẩn bị một người hướng dẫn cuộc sống sinh hoạt tu nghiệp và một người hướng dẫn kỹ thuật chỉ đạo cùng làm việc với việc tu nghiệp sinh và có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên.
(Q20) Chổ ở và thiết bị sinh hoạt thì sao ?
A.  Xí nghiệp tiếp nhận phải chuẩn bị chổ ở cho tu nghiệp sinh, diện tích khoảng 3m2 trên một người, đủ ấm cho mùa đông và mát mẽ cho mùa hè, cùng các dụng cụ sinh hoạt đời thường như tủ lạnh, ti vi, bếp ga, chén bát đũa ,chăn mền…vv
(Q21) Lo lắng cho cuộc sống sinh hoạt ăn uống của tu nghiệp sinh.
A.Thức ăn của Việt Nam và Nhật Bản thường rất giống nhau vậy nên các tu nghiệp sinh tự túc đến các siêu thị mua thực phẩp về và tự chế ăn uống, cũng ăn cơm và rau quả, thịt cá như người nhật.
(Q22) Tu nghiệp sinh nước nào? Sao lại là tu nghiệp sinh Việt Nam ?
A.  Đất nước và con người Việt Nam rất thân cận với người Nhật Bản, việc quan hệ mật thiết giữa hai chính phủ từ lâu và trong tiềm thức người Việt Nam luôn tôn trọng và ngưỡi mộ ưa chuộng từ con người đến vật dụng của Nhật Bản, ở các trường học cũng được giáo dục và cho nhận thức về Nhật Bản rất rõ.
Đất nước Việt Nam chủ yếu là phật giáo, không có những tôn giáo riêng biệt có những tục lện khác thường như cầu lễ sau khi ăn, trong khi làm việc…vv
Người Việt Nam có đôi bàn tay nhanh nhẹn và đầu óc sáng tạo cũng như việc coi trọng tình cảm con người, rất coi trọng người thân gia đình.
(Q23) Sau khi tiếp nhận, hiệp hội có trách nhiệm và hỗ trợ gì ?
A.  Hiệp hội có trách nhiệm đến nơi làm việc và nơi ăn ở thăm hỏi động viên hàng tháng khoảng 1 lần. Ngoài ra khi tu nghiệp sinh gặp sự cố hoạn nạn hoặc có vấn đề xẩy ra hiệp hội sẽ chỉ bảo những điều cần biết trong cuộc sống sinh hoạt.
(Q24) Trường hợp tu nghiệp sinh xảy ra tai nạn, bênh tật?
A.  Trường hợp tu nghiệp sinh xảy ra tai nạn thì hiệp hội cố gắng kịp thời đối ứng.
Về bảo hiểm tu nghiệp hiệp hội đã đóng nộp bảo hiểm theo chế độ.
(Q25) Trường hợp tu nghiệp sinh bỏ giữa chừng ?
A.  Lao động trước khi đến Nhật Bản, tại Việt Nam công ty xuất khẩu lao động và tu nghiệp sinh cùng gia đình đã ký hợp đồng thỏa thuận giữ đúng nội quy và chế độ tu nghiệp, nhưng trường hợp bỏ trốn giữa chừng cũng là điều không ngoại lệ và tu nghiệp sinh cùng gia đình sẽ chịu trách nhiệm như bản hợp đồng đã kí.
 (Q26) Đột tử, trộm cắp, sự cố ?
A.  Trường hợp đột tử thì đã có chế độ bảo hiểm tu nghiệp mà hiệp hội đã đóng.
 Đất nước Việt Nam là một đất nước văn hiến và kỷ cương nhưng việc trộm cắp của các tu nghiệp sinh thì tỷ lệ nhiều hơn so với các nước khác. Khi xảy ra sự cố thì đã có hiệp hội đối ứng và giải quyết.
. . . . .